Bối cảnh Đại_lễ_nghị

Minh Hiến Tông Chu Kiếm Thâm qua đời, con trai thứ 3 là Minh Hiếu Tông Chu Hựu Đường kế vị, vì trước ông có 2 người anh đều chết sớm. Con trai thứ 4 của Hiến Tông là Hoàng tử Chu Hữu Nguyên, được thụ đất phong và sách phong làm "Hưng vương", lập ra một chi hệ Tiểu tông hoàng thất, sinh ra con trưởng chết yểu, và người con thứ trở thành người con lớn nhất, chính là Chu Hậu Thông. Trong khi ấy, Minh Hiếu Tông sinh ra Minh Vũ Tông Chu Hậu Chiếu và Úy Điệu vương Chu Hậu Vĩ. Trong khi Chu Hậu Vĩ chết non, Minh Vũ Tông là con trai độc nhất, kế vị Hiếu Tông nhưng không có con.

Năm Chính Đức thứ 14 (1519), Chu Hữu Nguyên qua đời, thụy là Hưng Hiến vương (興献王)[2]. Thời điểm ấy Chu Hậu Thông lấy thân phận Thế tử cư tang. Năm thứ 16 (1521), tháng 3 (âm lịch), đầu tháng, Minh Vũ Tông lệnh Chu Hậu Thông tập phong tước Vương. Sang ngày 14 tháng 3 (âm lịch) cùng năm, Minh Vũ Tông băng ở Báo phòng, Chu Hậu Thông lúc này vẫn chưa chính thức thụ tước Hưng vương.

Thời điểm Minh Vũ Tông qua đời là không có người thừa kế. Một chi Đại tông truyền cho dòng trưởng từ thời Minh Thành Tổ Chu Đệ đến đây vô tự. Trước tình thế ấy, Từ Thọ Hoàng thái hậu Trương thị mệnh Nội các thảo luận lập người kế thừa Hoàng vị. Nội các thủ phụ là Dương Đình Hòa căn cứ vào Hoàng Minh tổ huấn (皇明祖訓), đề nghị lập người kế tự của Chu Hữu Nguyên, tức Hưng vương Thế tử Chu Hậu Thông, được mọi người tán đồng[3]. Lời tấu của Dương Đình Hòa như sau:

兄終弟及的祖訓,誰能褻瀆呢?興獻王的長子,是憲宗的孫子,孝宗的侄子,大行皇帝的堂弟,按倫序應當繼承皇位。

.

Lời tổ huấn nói "Anh chết em kế thừa", ai có thể khinh nhờn chứ? Hưng Hiến vương Trưởng tử (Chu Hậu Thông), là cháu nội của Hiến Tông, cháu gọi Hiếu Tông bằng bác, còn là em họ của Đại Hành Hoàng đế.

Ấn theo thứ tự (là không Đích thì Trưởng, không Trưởng thì Thứ trưởng) mà soi xét, vị ấy hẳn là đáng kế thừa Hoàng vị.

— Lời tấu của Dương Đình Hòa, đề nghị Chu Hậu Thông kế vị

Lời tấu của Dương Đình Hòa nhanh chóng được Lương Trữ, Tưởng MiệnMao Ký tán đồng, bọn họ cùng dâng sự việc lên Hoàng thái hậu và thông qua, Dương Đình Hòa dẫn đầu đại thần ở Tả Thuận môn (左順門) chờ sẵn. Khi ý chỉ được đưa đến, bọn họ [4]. Ngày 15 tháng 3 ÂL, đoàn sứ thần mang theo di chiếu và ý chỉ của Thái hậu khởi hành đi An Lục đón Chu Hậu Thông, đến ngày 26 tháng ấy là đến nơi. Ngày 1 tháng 4 ÂL, Chu Hậu Thông từ biệt mộ cha, hôm sau từ biệt mẹ là Tưởng thị để lên đường, ngày 22 tháng ấy thì đến kinh sư. Sau một cuộc tranh luận nhỏ, theo đề nghị của Dương Đình Hòa, Lễ bộ thượng thư Mao Trừng dùng nghi lễ dành cho Hoàng thái tử đón tiếp Chu Hậu Thông, theo lễ nghi này thì Chu Hậu Thông đi vào từ Đông Hoa môn (東華門) và ở tạm tại Văn Hoa điện (文華殿), chờ ngày chính thức làm lễ lên ngôi.